Skip to main content

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

         Thị trấn Bình Gia có vị trí tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội, nên từ xa sưa nhiều gia đình do hoàn cảnh khác nhau đã đến nơi đây sinh sống; từ khi đến Thị trấn những người dân nơi đây đã làm cho mảnh đất này đa dạng về văn hóa. Phong tục tập quán ở Thị Trấn mang đậm bản sắc của khu vực miền núi phía đông Bắc Bộ, hiện nay các dân tộc tiểu số vẫn giữ được nét văn hóa riêng. Xưa kia, vào dịp đầu  tháng giêng âm lịch hàng năm, lễ hội Hóa truyền thống là nơi giao lưu văn hóa của các dân tộc trong và ngoài thị trấn, đây cũng là nơi để cho những đôi trai tài, gái sắc trong vùng với những bộ quần áo chàm tụ họp về đấy như hát Si, hát Lượn…, tìm hiểu lẫn nhau nên duyên vợ chồng.

          Thị trấn hiện nay có 02 ngôi đền là: Đền Trần ở Trần Hưng Đạo và đền Cam Thủy  thờ Lục cung công chúa và đền Quan Giám Sát ở thôn Việt Thắng thờ quan lớn đệ Nhị trong tứ vị Tôn Quan, hai ngôi đền được vua Khải định cấp sắc phong, những ngôi đền này có từ xa xưa được dân làng trông coi, bảo vệ. Trong thời kỳ chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), hai ngôi đình này có nhiều đóng góp cho cuộc khánh chiến chống pháp của dân tộc . Hiện tại đã có đền trần có quyết định công nhận di tích của UBND tỉnh còn đèn Cam Thủy đang đề nghị lập hồ sơ để công nhân trong năm 2021.

          Thị trấn Bình Gia có hệ thống chính trị vững mạnh, đội ngũ cán bộ địa phương đoàn kết, nhiệt tình, có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế và quản lý xã hội. Đây là yếu tố thuận lợi rất cơ bản trong việc tổ chức và huy động nhân dân tham gia phát triển kinh tế xã hội.

         Với những lợi thế trên thị trấn Bình Gia có điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với các xã bạn trong và ngoài huyện, ngoài tỉnh. Trong tương lai gần, việc tiếp thu các thành tựu khoa học, công nghệ và tăng khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chứ để phát triển bộ mặt của thị trấn trong tương lai có một tầm nhìn phát triển mới .

         1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên.

Thị trấn Bình Gia là trung tâm kinh tế của huyện của huyện Bình Gia cách thành phố Lạng Sơn 75 km; Phía Đông giáp xã Tân Văn; Phía Tây giáp xã Hoàng Văn Thụ; Phía Bắc giáp xã Minh Khai; Phía Nam giáp xã Long Đống, huyện Bắc Sơn.

Thị trấn Bình Gia có địa hình đồi núi là chủ yếu, chiếm trên 90%, có độ dốc lớn và chia cắt bởi suối và các khe dọc, do đó tạo cho xã nhiều tiềm năng về phát triển lâm nghiệp, kinh tế vườn đồi.

Khí hậu trung bình trong năm từ 20 - 35*C, mùa đông rét đậm nhiệt độ xuống đến dưới 10*C. Mùa mưa được chia thành 2 mùa rõ rệt: Từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau mưa ít; từ tháng 4 đến tháng 9 năm sau là mùa mưa. Độ ẩm trung bình là 80%, do đặc điểm địa hình lòng máng nên  thị trấn ít chịu ảnh hưởng của gió bão. Nằm trong vùng khí hậu á nhiệt đới, nhiệt đới, thị trấn Bình Gia có điều kiện thuận lợi để phát triển cây ăn quả ôn đới, chăn nuôi đại gia súc, lúa, ngô và các loại rau sạch...

Xã có 14 thôn, khối phố với tổng diện tích tự nhiên là 39,155 km2 Đất đai chủ yếu là đất rừng, đất trồng cây hàng năm và đồi núi cao; Diện tích đất canh tác, đất ở và đất có khả năng sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ.

Một đặc điểm nổi bật của thị trấn là tài nguyên rừng  Diện tích rừng đã góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, duy trì cảnh quan, giữ nước đầu nguồn, hạn chế sói mòn, lũ lụt. Tuy nhiên, hiện nay nạn phá rừng đốt nương rẫy còn tồn tại. Nhận biết được tầm quan trọng của rừng trong việc giữ gìn môi trường sinh thái và phát triển kinh tế xã hội, nhân dân trong xã đã tiến hành trồng rừng thông qua chương trình trồng cây trên địa bàn huyện, hoặc các hộ dân tự đầu tư phát triển kinh tế vườn rừng.

Tài nguyên nước của xã chiếm vị trí quan trọng, cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Nguồn nước mặt dồi dào về mùa mưa và cạn kiệt về mùa khô. Khả năng khai thác sử dụng vào sản xuất và đời sống hạn chế do phần lớn mặt nước các khe, suối đều thấp hơn so với mặt bằng canh tác và khu dân cư. Chất lượng nguồn nước tương đối trong sạch. Song, hiện nay đa số các con suối trở thành nơi dẫn tụ chất thải sinh hoạt từ khu dân cư, chất lượng nước bị giảm đi đáng kể ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt sau những đợt mưa lũ.

Trên địa bàn thị trấn có 3 đập nước  là nguồn cung cấp nước phục vụ tưới tiêu cây trồng cho nhân dân khu vực trung tâm.

Cùng với các nguồn tài nguyên phong phú trên, thị trấn còn có tiềm năng về khai thác đá, đây là điều kiện để phát triển ngành công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng cao của địa phương và các địa phương khác trong và ngoài huyện.

Gồm 2438  hộ, với 8912  nhân khẩu, có 5 dân tộc sinh sống (Tày, Nùng,kinh, Dao, Hoa), trong đó dân tộc tày, nùng  chiếm hơn 85%. đời sống của nhân dân trên địa bàn  thị trấn chủ yếu là buôn bán kinh doanh và phát triển kinh tế cây trồng vật  nuôi hiện tại trên địa bàn đã thành lập được 4 tổ hợp tác thúc đẩy nền kinh tế của địa phương phát triển trong những năm gần đây từ đó góp phần cho điều kinh tế xã hội của địa phương có nhiều khởi sắc . Thu nhập chính của người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và các hộ công chức sống bằng tiền lương. Thu nhập bình quân đầu người  37 triệu đồng triệu đồng/ năm; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm qua các năm hiện còn 0,08 %

          2. Tình hình kinh tế - xã hội.

          Trên địa bàn thị trấn hiện nay có 14 thôn, khối phố  Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, thông qua các nguồn lực, các chương trình đã có những chuyển biến tích cực về phát triển kinh tế hạ tầng đô thị được quan tâm .

          Sản xuất nông lâm nghiệp phát triển tương đối mạnh, năng suất, sản lượng các loại cây trồng không ngừng tăng nhanh qua từng năm; sản xuất hàng hóa bước đầu đã hình thành mang lại thu nhập chủ yếu cho người dân; sản xuất tăng vụ phát triển, chăn nuôi có bước phát triển khá; bộ mặt nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực.

          Hạ tầng kỹ thuật được quan tâm đầu tư mạnh mẽ nhất là giao thông, các cơ sở trường lớp học, trạm y tế, thủy lợi, điện, hạ tầng thông tin... làm cho bộ mặt của địa bàn thị trấn thay đổi nhanh chóng, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Trung tâm hành chính  thị trấn được đặt tại khối phố  Ngọc Quyến, gồm: UBND  thị trấn, Trường Mầm non, Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và Trung học cơ sở, trường THPT, Nhà Văn hóa  thị trấn, Trạm Y tế  thị trấn.

          Lĩnh vực văn hóa - xã hội được tiếp tục quan tâm phát triển. Tỷ lệ học sinh đến trường, chất lượng giáo dục đào tạo nâng lên, số lao động trong nông thôn được đào tạo qua hàng năm tăng. Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân được bảo tồn và phát huy, các tập tục lạc hậu đang được cải tạo tích cực, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng được nâng cao.

          Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ngày càng phát triển. Hệ thống chính trị được quan tâm, trình độ cán bộ ngày càng được nâng lên, các cấp ủy Đảng và chính quyền cấp xã ngày càng chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, chất lượng hoạt động của hệ thống các tổ chức đoàn thể chính trị cấp xã được nâng lên tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương ngày càng đổi mới.

          An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cơ bản được ổn định và giữ vững, tình hình bất ổn ở cơ sở được kiềm chế, lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nà nước ngày càng được củng cố.

          Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiện - xã hội trên đã và đang tạo cho thị trấn Bình Gia  những thuận lợi cơ bản trong việc phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu với các vùng miền trên cả nước, nhất là trong hoàn cảnh cả nước tăng cường đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

          3. Danh lam thắng cảnh

          Trên địa bàn thị trấn có nhiều di tích cấp lịch sử , có 1 di tích đền trần và nhiều điểm du lịch tuy nhiên chưa khai thác được nguồn lực đầu tư do vậy trong những năm tới thị trấn sẽ có nhiều phương án trình UBND huyện xem xét và đầu tư các điểm du lịch như bãi đầm lầy, suối Pó Pe, du lịch cộng đồng chủ trọng hát then hát shi để bảo tồn và phát huy những giá chị văn hóa có sẵn của địa phương.

          4. Lễ hội, Làng văn hóa du lịch cộng đồng thị trấn Bình Gia.

          Hiện nay Du lịch văn hóa- Du lịch cộng đồng tại các bản làng dân tộc Tày, nùng là sản phẩm du lịch quan trọng, còn giữ gìn nhiều giá trị cốt lõi của cộng đồng dân tộc Tày, Nùng với những nếp nhà sàn còn giữ được nguyên giá trị, những cảnh làng quê miền núi sơn cước, có câu lạc bộ Hát then - đàn tính là sản phẩm du lịch được ưa thích.

          Trên địa bàn thị trấn có 05 lễ hội được diễn ra từ ngày 04 tháng  Giêng hàng năm, UBND thị trấn và các thôn, khối phố đã có kế hoạch tổ chức hàng năm Đây là một hoạt động truyền thống gắn liền với nền nông nghiệp của các đồng bào dân tộc trên địa bàn  thị trấn nói riêng và đồng bào các dân tộc huyện Bình Gia nói chung.         

          Tại lễ hội, nhân dân và du khách được thưởng thức những màn múa lân, sư, rồng điêu luyện, màn múa sư tử mèo vô cùng đặc sắc, thú vị. Ngoài ra, du khách còn được tham quan 18 gian hàng trưng bày sản phẩm địa phương và 8 gian hàng ẩm thực của 14 thôn, khối phố trên địa bàn.

          Đặc biệt, du khách gần xa còn được xem trò diễn sĩ – nông – công – thương, đây là trò diễn đặc sắc, Ngoài ra, nhiều trò chơi truyền thống như : kéo co, ném còn, đánh sảng, đánh yến… được tổ chức trong lễ hội thu hút đông đảo bà con nhân dân trong và khách du lịch tham gia.

          Lễ hội Cầu mùa thị trấn Bình Gia, huyện Bình Gia góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng văn hóa đặc sắc gắn với các di tích lịch sử, văn hóa của địa phương, tạo sức lan tỏa, gắn tình đoàn kết, động viên các tầng lớp nhân dân hăng say lao động, sản xuất, xây dựng quê hương phát triển, giàu mạnh.

About